Cách khắc phục một vài lỗi cơ bản của hệ thống chấm công

Các khắc phục một vài lỗi cơ bản của hệ thống chấm công

Tất cả các máy chấm công mua ở công ty DIGITECH sẽ được lắp đặt miễn phí trong nội thành Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn. Khi đội ngũ kỹ thuật bàn giao và chuyển giao công nghệ cho khách hàng và nghiệm thu thì hệ thống hoạt động bình thường nhưng trong lúc sử dụng cũng có khả năng phát sinh ra một vài lỗi cơ bản mà người sử dụng có thể khắc phục tại chỗ được. Sau đây chúng tôi xin trình bày cách khắc phục những lỗi cơ bản cho máy chấm công vân tay.

• Máy chấm công không nhận vân tay sau khi đã đăng ký:

Nguyên nhân:

– Chấm nhầm ngón tay: Thông thường một người dùng có thể đăng ký tối đa 10 vân tay nhưng khi chấm công chỉ cần chấm 1 thôi mà lúc đăng ký ta lại chỉ đăng ký 2 ngón, khi chấm lại không chấm đúng ngón đã đăng ký nên xảy ra lỗi.

– Vị trí đặt ngón tay chưa đúng:khi chấm công, ngón tay bị đặt lệch sang trái hoặc phải.
Khắc phục:

– Đăng ký ngón nào thì nên nhớ ngón tay mình đã đăng ký để chấm công hoặc thử các ngón còn lại cho đến khi thành công.

– Đặt ngón tay vào chính giữa mắt đọc vân tay và hơi ấn nhẹ để xác nhận.

• Máy tính và máy chấm công không kết nối được:

Nguyên nhân:

– Sai địa chỉ IP: Địa chỉ IP của máy chấm công không cùng dải mạng với máy tính.

– Dây mạng bấm đầu chưa chuẩn.

Khắc phục:

– Bấm lại đầu dây mạng cho chuẩn

– Kiểm tra lại địa chỉ IP của thiết bị, thiết bị và máy tính phải cùng lớp địa chỉ IP và được khai báo trên phần mềm. VD: các địa chỉ IP máy tính kết nối phần mềm 192.168.100.18 thì cài đặt địa chỉ 192.168.100.225 ( địa chỉ IP này phải chưa có ai sử dụng).

– Mở cửa sổ windows gõ lệnh run hoặc phím tắt l window + R, gõ vào dòng lệnh ping 192.168.100.225 địa chỉ IP thiết bị.

Nếu kết nối sẽ hiện ra dòng chữ reply from 192.168.1.225…

Nếu không thông sẽ hiện ra dòng Request time out nghĩa là đường truyền kết nối máy tính với thiết bị bị gián đoạn. Thực hiện kiểm tra hệ thống dây cáp mạng từ PC đến thiết bị và switch nếu có.

• Nhân viên có chấm công nhưng trên phần mềm không có công:

– Thực hiện kiểm tra dữ liệu thô, ở đây nếu không có dữ liệu chấm công thì có nghĩa nhân viên đó không chấm công.

– Nếu dữ liệu thô có, kiểm tra lại phân ca, ngày giờ, khai báo ca, các mốc bắt đầu và kết thúc, định dạng ngày, tháng, năm …

– Kiểm tra lại thông tin của nhân viên như ngày vào làm, ngày nghỉ việc,khai báo ưu đãi , chấm công trên máy chấm công có hiển thị số ID trùng với số ID đã khai báo trên phần mềm hay chưa…

– Trước khi tính công cần tải dữ liệu từ máy chấm công về máy tính bằng cách kích vào mục tải dữ liệu trên phần mềm sau đó xử lý dữ liệu và xuất báo cáo.

Trên đây là những lỗi có bản đối với hệ thống chấm công mà khách hàng có thể tự khắc phục được ngay tại chỗ nếu như nắm bắt được nguyên lý hoạt động của máy chấm công và phần mềm, ngoài những lỗi này ra thì trong quá trình xử dụng có thể phát sinh ra một lỗi nào khác nữa thì khi đó hãy liên hệ ngay cho chúng thôi theo số hotline 1900558829 để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất và nhanh nhất.

Tham khảo

Hướng dẫn doanh nghiệp cách sử dụng máy chấm công hiệu quả nhất

Câu hỏi thường gặp khi sử dụng hệ thống chấm công

Tag