GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP CỦA KHÁCH HÀNG KHI SỬ DỤNG MÁY CHẤM CÔNG PHẦN 3

 

               Tiếp tục chuỗi seri giải đáp những thắc mắc của khách hàng khi sử dụng máy chấm công nhằm cung cấp những kiến thức hữu ích giúp phát huy hết chức năng của thiết bị.

Câu 1:  Hệ thống tập thể hình (hoặc bể bơi) quản lý người tập bằng cách phát thẻ ra vào cho mỗi người khi họ mua thẻ, mỗi thẻ có thời hạn sử dụng ít nhất là 1 tháng ( khoảng thời gian không cố định có thể hơn 1 tháng). Sau khoảng thời gian đó thẻ sẽ tự động bị vô hiệu hóa. Vậy công ty có giải pháp nào cho yêu cầu của chúng tôi không?

Trả lời: Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát người tập theo yêu cầu như vậy bằng cách sử dụng hệ thống kiểm soát vào ra với các thiết bị Pull SDK như TF1600, SC700, bộ điều khiển trung tâm dòng C3 hoặc dòng Inbio kết nối với các đầu đọc phụ và khóa. Sau đó sẽ sử dụng phần mềm ZKaccess 3.5 đăng ký và thiết lập khoảng thời gian sử dụng bất kỳ theo yêu cầu cho từng thẻ. ( Để biết chi tiết xin liên hệ với chúng tôi- Thời gian gần nhất chúng tôi sẽ có Video hướng dẫn tính năng này, mong các bạn đón xem)

Câu 2: Máy chấm công K20 có tính năng kiểm soát nhưng nguồn cấp cho thiết bị là nguồn 5V, nguồn cấp cho thiết bị khóa lại là 12V vậy làm thế nào để có thể lắp đặt hệ thống kiểm soát kết nối với thiết bị này?

Trả lời: Chúng ta sẽ lắp đặt hệ thống này kiểu nguồn độc lập. Khi lắp đặt K20 kết nối với khóa từ cho việc kiểm soát thì vẫn sử dụng nguồn 5V cung cấp cho thiết bị, còn khóa từ sẽ sử dụng nguồn 12V riêng để cấp nguồn. Như vậy hệ thống sẽ vẫn hoạt động bình thường.

Câu 3:  Hệ thống kiểm soát cửa sử dụng thiết bị TF1600, yêu cầu đặt ra là người quản lý sẽ có thể mở cửa từ xa qua internet có được không?

Trả lời: Với các thiết bị kiểm soát Pull SDK có hỗ trợ tính năng mở cửa từ xa bằng phần mềm chạy trên điện thoại smart phone. Điện thoại cài đặt phần mềm này, thêm thiết bị và sẽ có thể mở cửa ở mọi lúc mọi nơi. Yêu cầu đặt ra: Thiết bị phải có kết nối internet, điện thoại cài đặt phần mềm hỗ trợ từ xa.

Câu 4: Các thiết bị kiểm soát như F18, F19, F702, SC103,… đã bị mất dấu vân tay của người quản trị và quên mất địa chỉ IP của thiết bị để kết nối với phần mềm. Vậy làm thế nào có thể đăng nhập được vào menu của thiết bị?

Trả lời: Khi các bạn gặp vấn đề này với các thiết bị như trên hãy liên hệ ngay với chúng tôi công ty Cổ phần Digitech để được xử lý và hỗ trợ tốt nhất. (Vì lí do bảo mật nên chúng tôi không thể chia sẻ vấn đề này lên web được, mong quý khách hàng thông cảm).

Câu 5: Thiết bị MA300, TF1600,… không thể kết nối được với phần mềm vì không biết địa chỉ IP của thiết bị là bao nhiêu vậy làm thế nào để có thể tìm lại được địa chỉ IP để kết nối với phần mềm?

Trả lời: Khi quên địa chỉ IP của các thiết bị trên điều đầu tiên các bạn hãy reset lại thiết bị về mặc định ban đầu (địa chỉ IP là 192.168.1.201) Khi reset lại thì dữ liệu không bị mất chỉ có địa chỉ IP, ID thiết bị, các thông số kết nối sẽ trở về mặc định ban đầu. Để có thể reset được hãy liên hệ với chúng tôi công ty cổ phần Digitech để được sự hỗ trợ tốt nhất. Sau khi đã reset về mặc định các bạn hoàn toàn có thể kết nối thiết bị với phần mềm bằng địa chỉ IP 192.168.1.201 mặc định và có thể thay đổi dải IP này bằng phần mềm.

Câu 6: Tôi muốn kết nối chuông báo với máy chấm công X628 (UA300, X990,..) để khi hẹn giờ báo chuông trên thiết bị thì chuông sẽ kêu để công nhân dễ dàng nhận biết giờ nghỉ, vậy trên thiết bị tôi cần phải thiết lập như thế nào?

Trả lời: Với các thiết bị chấm công version mới thì đều hỗ trợ tính năng này. Các máy đời cũ để có tính năng này hãy liên hệ với chúng tôi để được sự hỗ trợ tốt nhất.

Khi thiết bị đã hỗ trợ tính năng này các bạn vào Menu- Cá nhân hóa- Cài đặt chuông và chọn chế độ chuông bên ngoài. Ở phần cứng sẽ sử dụng giắc cắm 2 chân vào giắc alarm. Đây chính là tiếp điểm thường mở để kết nối với chuông và nguồn.

Tag