Mẫu bảng chấm công excel mới nhất 2022

Mẫu bảng chấm công thường được tạo thành từ các tệp excel được sử dụng trong hầu hết các công ty quản lý nhân viên lao động nhằm mục đích theo dõi ngày làm việc của nhân viên. Bảng chấm công là cơ sở để tính lương cho nhân viên một cách công bằng và minh bạch nhất, đồng thời nó cũng là tài liệu để tổng hợp những người làm việc chăm chỉ nhất trong năm.

Bảng chấm công là gì?

Bảng chấm công là bảng mà các cơ quan doanh nghiệp dùng để theo dõi ngày công thực tế của các nhân viên cấp dưới bao gồm ngày làm việc, ngày nghỉ việc, ngày nghỉ hưởng chế độ BHXH,… Nhằm đánh giá sự chuyên cần, tích cực , hiệu quả công việc mà của từng nhân viên và lấy đó làm tiêu chí để trả lương cho nhân viên.

bảng chấm công là gì
Bảng chấm công là gì?

Thông thường mỗi một phòng ban hay bộ phận sẽ có một mẫu bảng chấm công riêng. Các phòng sẽ làm bảng theo chu kỳ mỗi tháng để báo cáo với bộ phận kế toán nhằm lưu trữ thông tin và tính lương cho công nhân viên. Mẫu bảng này thường được tạo và chỉnh sửa trực tiếp trên excel để tiện cho doanh nghiệp sử dụng khi cần.

Một số phương pháp sử dụng mẫu bảng chấm công hiện nay

Phương pháp chấm công theo ngày

Đối với phương pháp chấm công này nhân viên sẽ thực hiện chấm công trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc ca làm trong một ngày. Mỗi ngày công sẽ được tính bởi 1 ký hiệu đã quy định trước đó trong bảng chấm công.

Trong trường hợp, nếu trong ngày người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc sẽ tốn nhiều thời gian. Còn nếu người lao động làm 2 công việc có cùng thời gian bằng nhau thì quá trình chấm công theo công việc sẽ diễn ra nhanh hơn.

Thông thường các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức chấm công này cho các nhân viên theo giờ làm việc hành chính 8 tiếng một ngày. Dựa vào bảng chấm công mẫu theo ngày thì người phụ trách chấm công sẽ tập hợp lại và tính bảng chấm công theo tháng.

Phương pháp chấm công theo giờ hoặc theo ca

Loại phương pháp chấm công này được tính khi người lao động làm được bao nhiêu công thì được chấm bấy nhiêu dựa vào các ký hiệu quy định về ca làm và ghi số giờ  làm bên cạnh theo ký hiệu tương ứng. Đây được xem là hình thức chấm công khá linh hoạt, thích hợp dùng cho các nhân viên làm partime, khối lượng công việc được tính theo giờ và có phân chia ngày làm việc thành các ca làm khác nhau.

*** Xem thêm: https://thietbichamcong.com.vn/may-cham-cong.html

Một số mẫu bảng chấm công excel mới nhất 2022

Mẫu bảng chấm công excel mới nhất 2022

mẫu bảng chấm công excel

Mẫu bảng chấm công theo hàng ngày

mẫu bảng chấm công hằng ngày

Mẫu bảng chấm công làm theo giờ

mẫu bảng chấm công theo giờ

Tại sao các doanh nghiệp lại sử dụng mẫu bảng chấm công

Mẫu bảng bảng chấm công thường được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp bởi một số lý do như sau:

  • Dùng mẫu bảng chấm công để tính lương cho công nhân viên.
  • Nhằm đảm bảo sự minh bạch, chính xác công bằng cho quá trình trả lương.
  • Đối với các cơ quan, doanh nghiệp được xem là công cụ theo dõi, giúp đánh giá tần suất đi làm của các nhân viên cấp dưới.
  • Nhìn vào sổ chấm công các nhà lãnh đạo có thể dễ dàng nhận biết ai đi làm đều nhất, ít nghỉ nhất để cuối năm trao thưởng xứng đáng cho nhân viên chuyên cần.

Quy trình cách tạo mẫu bảng chấm công

Dưới đây là 3 bước chính để tạo mẫu bảng chấm công excel

Bước 1: Tiến hành lập bảng chấm công

Bước đầu tiên bạn cần hình dung bảng chấm công của mình gồm bao nhiêu cột, sau đó điền tên nội dung của từng cột lên đầu.

Nội dung cơ bản cần có của một bảng chấm công như sau:

  • Tên doanh nghiệp
  • Mã số nhân viên
  • Tên nhân viên cụ thể
  • Ngày chấm công
  • Giờ vào
  • Giờ ra
  • Tổng số giờ công
  • Số giờ làm thêm
  • Xác nhận của công nhân viên
  • Ghi chú

Ở bước này, các bạn cần điền đầy đủ các thông tin ở các cột cũng như thông tin của từng nhân viên.

Bước 2: Tiến hành điền số giờ ra vào làm vào bảng excel

Nếu doanh nghiệp của bạn thực hiện chấm công bằng máy thì có thể trích xuất dữ liệu sang các thao tác cụ thể như sau:

Trong bảng kết xuất, sử dụng chức năng dữ liệu/ lọc ra các dòng không có dữ liệu trong cột mã nhân viên, sau đó tiến hành sao chép dữ liệu vào bảng xử lý. Sử dụng chức năng copy/ paste  để dán dữ liệu mà không cần đếm dòng trống. Sau đó sao chép dữ liệu từ ô D4 sang ô cuối cùng của bảng kết xuất trong bảng chấm công bạn đã tạo ở bước 1.

Bước 3: Thực hiện tính số giờ công làm của nhân viên

Sử dụng công thức sau để tính số giờ công của từng nhân viên như sau:

Ta có: Số giờ công = Số giờ ra – số giờ vào.

*** Đừng bỏ qua: https://thietbichamcong.com.vn/may-cham-cong-nhan-dien-khuon-mat.html

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về mẫu bảng chấm công phổ biến hiện nay. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách tạo và sử dụng bảng chấm công.

Tag