Máy chấm công bao gồm những bộ phận gì và chức năng từng bộ phận ?

Bài viết này Smartid muốn chia sẻ đến quý khách hàng, những người đang sử dụng cũng như đang mong muốn tìm hiểu sâu hơn về loại thiết bị này thêm những kiến thức bổ ích cũng như hiểu để biết cách sử dụng sao cho phù hợp nhằm giúp tăng tuổi thọ cho sản phẩm lên cao nhất.

Để nhắc lại một chút về máy chấm công cho những bạn đọc vừa mới nghiên cứu đây là dòng sản phẩm dùng để quản lý thời gian ra vào của từng người dùng khi tham gia vào việc chấm công, nó thay thế người quản lý theo dõi chính xác từng giờ từng phút của từng người làm việc tại khu vực đó. Như vậy máy chấm công nôm na là dùng để chấm công và tính lương vào cuối tháng.

Vậy khi sử dụng máy chấm công, làm cách nào để bảo quản cũng như giữ gìn nó một cách tốt nhất? Để hiểu thêm về cách thức sử dụng, chúng ta đi sâu hơn về từng bộ phận của loại thiết bị này để mọi người có thể hiểu rõ hơn.

1/ Mainboard

Đây là khu xử lý trung tâm chính, nó liên kết đến tất cả các bộ phận các trong máy chấm công nhằm xử lý, yêu cầu và vận hành từng bộ phận nhằm tạo cho thiết bị hoạt động đúng như chức năng của nó.

Ở đây tạm gọi Mainboard như bộ não giúp điều khiển các tay chân trong 1 bộ máy sản phẩm.

2/ Coreboard

Đây là main nhỏ được gắn trên thân của Mainboard, bộ phận này lưu trữ dữ liệu chấm công, dữ liệu người sử dụng và chịu trách nhiệm về firmware (là một dạng hệ điều hành trong máy chấm công). Chức năng cực kỳ quan trọng vì nếu mất nó thì các dữ liệu của bạn sẽ mất hết và đó là một thảm họa mà không ai mong muốn đến.

3/ Màn hình LCD

Đây là khu vực hiển thị tất cả hình ảnh về người dùng, cách đăng ký vân tay, đăng ký thẻ từ, cách khai báo cơ bản khác như thay đổi ngày giờ, sửa xóa dữ liệu, khai báo đường truyền mạng để kết nối, nói chung đây là nơi giúp cho người dùng quan sát khi thao tác những việc mong muốn.

4/ Bàn phím

Tên gọi đã thể hiện được tính năng của nó rồi, bàn phím có chức năng điều hướng lên xuống trái phải, cũng như có dãy số để nhập các số ID, mật mã khi thao tác trên máy chấm công, khu vực này rất quan trọng bởi khi thao tác không được thì bạn sẽ không thể sử dụng được, nhất là ở các phím điều hướng do nó là yếu tố giúp bạn khi đăng ký dấu vân tay, thẻ từ.

5/ Mắt đọc vân tay

Được cấu tạo như một lăng kính cầu lồi giúp hội tụ hình ảnh từ dấu vân tay, qua đó với sự cảm biến của ánh đèn hồng quang cảm nhận và lưu hình ảnh đó truyền qua chip xử lý nhằm gửi về Coreboard xử lý giúp nhận dạng vân tay của người dùng.

6/ Cổng TCP/IP

Là khu vực giúp liên kết máy chấm công đến với máy tính thông qua dây mạng internet. Nếu khi xảy ra sự cố về đường truyền, người dùng có thể tự chủ động kiểm tra bằng cách rút dây mạng ra hoặc cắm vào để kiểm tra thử.

7/ Cổng USB

Nếu máy chấm công đã có cổng TCP/IP để kết nối về máy tính lấy dữ liệu chấm công, thì ở một số nơi không thể kết nối bằng cách này được bởi đường đi dây mạng khó khăn cũng như xa quá thì tín hiệu truyền về không được, khi đó việc dùng USB để lấy dữ liệu rồi lấy USB đó như một cầu nối trung gian cắm vào máy tính để xử lý dữ liệu là một phương pháp rất thông minh.

8/ Cổng Power

Là nơi để cắm nguồn cấp điện cho máy chấm công, thường thì mỗi một máy chấm công đều được hãng trang bị cho một cái nguồn đi kèm, hình dáng như cục sạc của điện thoại nhỏ gọn với công suất 5v 12v tùy vào từng loại máy khác nhau. Nếu máy chấm công của bạn không hoạt động bình thường thì có thể suy nghĩ đến yếu tố nguồn cấp điện bị hỏng và thay nguồn mới, đây là trường hợp khá phổ biến nhất.

9/ Loa âm thanh

Khi bạn chấm vân tay hoặc dùng thẻ từ, thì thiết bị thường phát ra âm thanh như “Xin cảm ơn” hoặc “Xin vui lòng thử lại”, thì đây chính là âm thanh phát ra từ loa này, loa chuẩn là loa có âm thanh dễ nghe, không có âm thanh tạp khác hoặc tiếng động lạ phát ra. Trường hợp bất thường thì cách duy nhất là thay loa vì sản phẩm này thường khó sửa chửa được.

Qua một số những bộ phận cơ bản trên mà bạn có thể biết được, thì khi gặp những sự cố gì liên quan đến chức năng của những bộ phận trên, bạn có thể suy đoán được bộ phận nào bị hư để có thể tự kiểm tra, mua linh kiện thay thế được. Còn với những công ty mà không có kỹ thuật để sửa chữa, thì bạn vẫn có thể biết sản phẩm đang bị lỗi gì để liên hệ các đơn vị chuyên cung cấp máy chấm công này sửa giúp.

Tag