Tiếp đến series những lỗi hay gặp từ phần mềm chấm công, trong lần này chúng tôi sẽ gửi đến cho quý đọc giả những người đang dùng máy chấm công vân tay mà hay gặp phải những lỗi khó xử dẫn đến cản trở nhiều trong công việc hằng ngày sẽ giảm bớt được gánh nặng cũng như có thêm kiến thức nhằm xử lý gọn gàng những lỗi dễ xảy ra.
Câu hỏi 1: Phần mềm chấm công của tôi hôm nay kết nối thì lại bị báo lỗi “Disconnect” vậy phải làm sao?
Trả lời: Thông thường các máy chấm công sẽ được kết nối với máy tính thông qua cổng TCP/IP hay còn gọi là cổng LAN, cơ bản máy chấm công và máy tính sẽ được giao tiếp với nhau thông qua modum mạng và phần mềm chấm công khi được cài đặt trên máy tính nằm trong hệ thống mạng LAN rồi thì sẽ dễ dàng kết nối được với máy chấm công dựa vào địa chỉ IP được cấp chính xác. Trong trường hợp mà anh vừa trình bày thì có 2 khả năng dễ xảy ra nhất:
Một là dây mạng kết nối từ máy chấm công đến modum mạng đang bị ngắt, có thể do bị gãy dây mạng, đứt dây mạng hoặc cổng cắm vào bị lỗi, chúng ta có thể kiểm tra và thay thế nếu cần thiết.
Hai là địa chỉ IP bị thay đổi, một số modum hiện nay thường hay bị lỗi này, nghĩa là nếu máy chấm công ngay ban đầu đã cài đặt theo địa chỉ IP là 192.168.1.201 và kết nối thành công rồi, nhưng vài hôm sau vì lý do nào đó có thể là modum bị reset lại và địa chỉ IP nó thay đổi làm cho máy chấm công này IP không còn như lúc trước, vậy là việc kết nối sẽ bị lỗi ngay, vậy anh có thể thay đổi lại địa chỉ ban đầu hoặc có thể liên hệ nhà mạng để thay đổi modum khác nhằm hạn chế việc IP bị thay đổi là được.
Câu hỏi 2: Tôi muốn thay đổi số ID trên phần mềm thì phải làm sao?
Trả lời: Đa phần các phần mềm hiện nay đều quản lý người dùng dựa trên số ID và họ tên, ngoài việc đăng ký vân tay và khai báo số ID trên máy chấm công ra thì việc nhập số ID trên phần mềm là điều hết sức quan trọng, bởi ID trên phần mềm và ID trên máy chấm công trùng nhau thì việc tải dữ liệu về nó mới đúng được, một số trường hợp người dùng không biết đã nhập sai việc này dẫn đến báo cáo tải về không có dữ liệu, hoặc một số người có đi làm, có chấm vân tay nhưng dữ liệu về lại là số 0. Trong trường hợp của anh nếu đã nhập số ID sai, thì việc cần làm duy nhất là chọn vào số ID sai đó và chọn phần SỬA, phần này cho phép anh khai báo lại số ID mới và sau đó tiến hành LƯU lại là xong.
Câu hỏi 3: Tôi có 2 nhân viên cùng quản lý máy chấm công, làm thế nào để có thể cài đặt 2 phần mềm trên 2 máy tính để họ thay phiên nhau quản lý?
Trả lời: Máy chấm công thường được quản lý từ máy tính dưới dạng IP LAN, như vậy chúng ta hoàn toàn có thể cài nhiều phần mềm khác nhau trên nhiều máy tính khác nhau trong phạm vi mạng LAN đó, thế nhưng trong cùng một thời điểm thì chỉ nên có một máy tính được phép kết nối với máy chấm công thôi vì nếu hai máy cùng kết nối thì IP sẽ bị lỗi ngay. Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể tự trao đổi với nhau và phân công trong giờ nào thì ai sẽ được phép truy cập, việc đó có thể thỏa thuận được và yêu cầu của anh sẽ được đáp ứng.
Câu hỏi 4: Tôi lấy dấu vân tay trên một máy chấm công, vậy làm thế nào để có thể chuyển dữ liệu vân tay đó qua các máy còn lại?
Trả lời: Việc một công ty sẽ có thể mua nhiều máy chấm công là việc rất dễ hiểu bởi nhu cầu phục vụ cho khối lượng lớn nhân viên, thế nhưng việc lấy dấu vân tay là rất vất vả và mất rất nhiều thời gian nếu công ty có cả nghìn nhân viên, việc lấy cho hết một máy chấm công đã rất lâu rồi, thế thì việc lấy thêm các máy khác sẽ là điều không tưởng và chắc chắn không ai đồng ý. Hiện nay máy chấm công đã có tính năng sao chép dữ liệu từ máy này sang máy khác, nghĩa là anh có thể lấy vân tay cho đầy đủ trên một máy chấm công, sau đó anh có thể cắm USB vào máy chấm công để tải dữ liệu vân tay xuống, sau đó có thể rút USB ra và cắm vào máy chấm công còn lại để upload dữ liệu vân tay lên là xong, việc này chỉ mất ít phút thôi nhưng nó đã giúp rất nhiều trong việc truyền vân tay qua các máy khác, đỡ đi việc phải lấy lại vân tay cho nhiều người khác.
Tag