Máy chấm công đã đi sâu vào tiềm thức con người trong xã hội ngày nay, để duy trì cuộc sống cũng như để tiến tới những giá trị thặng dư của riêng mình thì ai cũng phải mỗi sáng bước ra đường để đi đến cơ quan nơi làm việc, cũng như khi trời sụp tối thì ai cũng phải đi về cùng gia đình của mình. Quá trình làm việc của mỗi người đều được trả công xứng đáng bằng giá trị tiền bạc, nhưng căn cứ vào đâu để ra được con số chính xác và công bằng cho mọi người? Máy chấm công được sử dụng để hoàn thiện những trường hợp đó, tính năng của máy chấm công đơn giản chỉ là lưu trữ thời gian vào làm việc cũng như thời gian đi về, từ đó báo cáo cho bộ phận liên quan phụ trách tính công theo dõi và tính lương cho mọi người.
Thế nhưng cái gì cũng vậy, dùng lâu sẽ phát sinh lỗi, vậy ở trong chiếc máy chấm công nhỏ gọn và trông rất hữu ích kia có thể sẽ xảy ra những trục trặc nào? Trải qua thời gian dài kinh doanh về mảng thiết bị chấm công này, chúng tôi nhận ra ở trong máy chấm công có rất nhiều những bộ phận cùng cấu thành và hợp tác hoạt động logic tạo nên một cỗ máy hữu ích cho xã hội hiện nay, và những lỗi cơ bản hay gặp phải thường xảy ra từ chính những bộ phận này, có thể là do hãng chưa kỹ trong quá trình sản xuất, hoặc khâu kiểm tra chất lượng đánh giá sản phẩm còn gặp thiếu xót, hoặc chính những yếu tố con người hoặc môi trường ở người dùng gây ra khiến cho máy chấm công không còn nhanh, tốt, chuẩn như lúc mới vừa mua.
1/ Màn hình LCD bị tối
Lỗi này thường xảy ra khi máy chấm công đã hoạt động khoảng 2 – 3 năm trong điều kiện nhiệt độ môi trường nóng. Màn hình LCD là nơi hiển thị những giao diện, thao tác vận hành khi con người tham gia vào sử dụng máy chấm công, nó hiển thị tên, giờ giấc làm việc khi nhân viên chấm công vào đó, ngoài ra nó còn hỗ trợ việc đăng ký vân tay, đăng ký thẻ từ cho người mới một cách dễ dàng hơn. Cho nên khi màn hình LCD bị tối là điều dẫn đến sự khó chịu cho người dùng bởi rất khó để mọi người có thể theo dõi được nữa.
Yếu tố gây ra vấn đề này có thể từ dây cáp kết nối từ màn hình đến với main chính bị gãy hoặc bị hở chỗ giắc cắm hoặc cũng có thể là do màn hình bị lỗi thật sự luôn vì LCD luôn được giới hạn thời gian chiếu sáng, và màn hình ở đây cũng là một dạng vật thể chiếu sáng nên theo thời gian, độ sắc nét cúng sẽ giảm dần đến một mức độ nào đó là tắt ngúm luôn. Nếu trường hợp dây cáp kết nối màn hình bị lỗi thì người dùng có thể cầm sợi cáp đó đi đến đơn vị chuyên cung cấp máy chấm công đó hỏi mua và thay là xong, còn nếu về màn hình thì phải gửi máy đến đó để được kiểm tra và tư vấn cụ thể sau, bởi vì một cái màn hình cũng khá là đắt nhưng lại không được hỗ trợ bảo hành, nên trường hợp máy đã sử dụng lâu năm thì có thể cân nhắc mua luôn máy mới để được bảo hành sẽ tốt và lợi hơn.
2/ Dữ liệu tải từ máy chấm công về máy tính chập chờn hoặc không được
Lỗi này thường xảy ra nhất vì nó là tính năng mà khách hàng thường sử dụng nhưng ít hiểu về nguyên tắc nhất. Vì sao lại vậy? Đối với một máy chấm công, việc tải dữ liệu từ máy chấm công về máy tính thường được sử dụng thông qua cổng TCP/IP hay còn gọi là cổng internet. Nếu trong nội bộ công ty thì từ vị trí máy chấm công sẽ được tải dữ liệu đó thông qua mạng LAN trong công ty đó luôn. Vậy yếu tố nào dẫn đến việc bị chập chờn hoặc không được?
Đầu tiên ta nên nhìn nhận đó là do dây mạng bị lỏng hoặc trong dây mạng bị gãy khiến cho tín hiệu về máy tính không được lưu loát. Có thể kiểm tra bằng cách Ping địa chỉ IP xem tín hiệu trả về có được hay không, nếu được thì chúng ta nên xem lại phần mềm kết nối có đang bị lỗi chỗ nào hay không? Thật ra việc này đa phần bạn cần liên hệ đến đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm máy chấm công để được tư vấn và hỗ trợ là tốt nhất bởi nó có thể làm bạn mất khá nhiều thời gian vì không có chuyên môn trong lĩnh vực này.
Ngoài ra một số trường hợp do cổng TCP/IP trên máy chấm công bị lỗi, lỗi ở đây có thể do người dùng cắm vào và rút ra sợi dây mạng mạnh quá khiến cho cổng TCP/IP bị gãy một chân tín hiệu làm cho dữ liệu tải về không được nữa vì kết nối bị lỗi. Trường hợp này bạn chỉ còn cách mang máy chấm công đó đến cửa hàng đã từng cung cấp sản phẩm này để họ kiểm tra và thay thế.
3/ Vân tay nhận dạng chậm hoặc không được
Lỗi này có thể là yếu tố khách quan cũng có thể là do yếu tố chủ quan, sở dĩ chúng tôi gọi thế bởi hiện nay các đơn vị bán máy chấm công thường sẽ hướng dẫn rất kỹ vấn đề đăng ký, cách thức đặt dấu vân tay cho đúng vị trí thì mắt đọc vân tay mới nhận dạng tốt được. Vậy nên khi bạn đặt dấu vân tay chưa chuẩn và ngay vị trí của mắt đọc thì vân tay của bạn sẽ không được máy chấp thuận. Nhưng song song đó cũng không thể phủ nhận một số trường hợp là mắt đọc bị lỗi thật với những người đặt dấu vân tay chuẩn rồi nhưng máy vẫn không nhận dạng được và có dấu hiệu bị đơ, nghĩa là không có tín hiệu gì. Trường hợp này đa phần là do cáp mắt đọc vân tay bị gãy hoặc giắc nối bị lỏng, trường hợp này bạn có thể tự mở máy ra điều chỉnh dây cáp lại hoặc cầm dây cáp đó ra các đơn vị cửa hàng chuyên bán sản phẩm máy chấm công này hỏi mua về tự thay là có thể dùng tốt được.
Tag