NHỮNG THẮC MẮC VỀ MÁY CHẤM CÔNG KHUÔN MẶT PHẦN 2

Tiếp nối với chủ đề “NHỮNG THẮC MẮC VỀ MÁY CHẤM CÔNG KHUÔN MẶT PHẦN 1”, ở phần 2 này chúng ta sẽ đi tiếp những vấn đề mà người dùng đang gặp phải, những vấn đề họ cần hỗ trợ xoay quanh việc sử dụng máy chấm công khuôn mặt. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tiếp câu hỏi lần này nhé.

Câu hỏi 1: Máy chấm công khuôn mặt có đắt tiền không? Và làm sao để chọn được loại máy phù hợp?

Trả lời: Khi một sản phẩm, một công nghệ, một tính năng mới được quảng cáo thì ngay lập tức hàng loạt những công ty làm về ngành đó cho ra mắt rất nhiều các sản phẩm có cùng tính năng, mẫu mã đẹp và giá cạnh tranh, mục đích là để họ làm chủ thị trường và nhanh chóng phủ khắp nơi. Trong máy chấm công khuôn mặt cũng vậy, ở thời điểm mới ra mắt thì có rất nhiều cái tên nổi tiếng như ZKTeco, Ronald Jack, Kobio, Virdi, Suprema, Nitgen…và rất nhiều cái tên khác cũng đồng loạt chào những mẫu cực kỳ chất và tính năng thì tuyệt vời trong khả năng nhận dạng khuôn mặt

Một số mẫu máy chấm công khuôn mặt nổi tiếng đến tận ngày nay như ZKTeco MB160, ZKTeco MB40, Ronald Jack Uface602, Kobio Iface800…các dòng này có khả năng nhận dạng khuôn mặt cực nhanh, bộ nhớ đa phần là 1500 – 3000 khuôn mặt tùy vào từng loại nhưng đều phục vụ tốt những công ty có số lượng nghìn nhân viên là bình thường.

Nói về mức giá thì riêng máy chấm công khuôn mặt sẽ có mức giá cao hơn các dòng máy chấm công vân tay một bậc bởi vì công nghệ khuôn mặt được sản xuất tốn kém chi phí nhiều hơn là sản xuất máy vân tay cho nên giá thành bán ra của máy khuôn mặt sẽ cao hơn là điều tất yếu. Với một chiếc máy chấm công khuôn mặt tầm trung có giá khoảng 4.5 triệu đồng là một mức giá bình thường và có thể chấp nhận được để mua một công nghệ hiện đại ấy.

Lấy ví dụ từ máy chấm công khuôn mặt ZKTeco MB160 có giá bán hiện tại là 4.3 triệu đồng với bộ nhớ là 1200 khuôn mặt, dòng này phù hợp cho các công ty dưới 1000 nhân viên, sản phẩm tập trung đánh mạnh vào thị trường tầm trung để phục vụ nhu cầu cần chấm công khuôn mặt của người dùng, với các công ty như nhà xưởng  nhỏ, các công ty chế biến thủy hải sản quy mô trung bình, hoặc các văn phòng hiện đại ngày nay tầm 100 – 200 nhân viên cũng đều có thể đầu tư một chiếc máy chấm công như vậy.

Hoặc với dòng máy chấm công khuôn mặt ZKTeco MB40-VL là công nghệ mới hơn chút với khả năng nhận dạng khuôn mặt từ xa khoảng 1 mét, giá thành của model này là 4.5 triệu đồng, mục đích của sản phẩm này là để cho người dùng nhanh chóng chấm công mà không cần phải đưa sát khuôn mặt vào gần ống kính camera để chấm công, một số người rất khó chịu khi phải đưa gần khuôn mặt mình vào máy chấm công. Với phương châm hoàn thiện và tạo sự thoải mái nhất cho người dùng thì hãng ZKTeco cũng đã chiều lòng người dùng để cho ra mắt dòng sản phẩm này từ khoảng cuối 2019 đến nay.

Hoặc với mẫu Ronald Jack Uface602 hoặc Kobio Iface800 thì nó là dòng cao cấp hơn chút bởi có bộ nhớ 3000 khuôn mặt, giá thành rơi vào khoảng 7 triệu đến 8.5 triệu, thị trường mà nó hướng tới là những nhà xưởng có quy mô 3000 nhân viên hoặc hơn, với quy mô 3000 nhân viên thì máy sẽ hoạt động ở chế độ hết công suất, còn với số lượng đông hơn thì cần phải tiếp sức của nhiều máy khác nhau để chia sẻ bộ nhớ. Điểm chung của 2 model này là khả năng nhận dạng khuôn mặt cực nhanh, dữ liệu tải về phần mềm chấm công cực mượt và trải nghiệm người dùng lúc đó sẽ đạt được cao nhất. Máy có trang bị tính năng pin lưu điện để có thể dùng tiếp kể cả khi mất điện, hỗ trợ cho dữ liệu chấm công được liên tục và không bị gián đoạn.

Như vậy đối với máy chấm công khuôn mặt mà xài ổn nhất thì giá sẽ dao động từ 4.5 triệu đồng cho đến hơn 8 triệu là có thể mua được chiếc máy phù hợp. Để gọi chiếc máy chấm công có phù hợp hay không còn tùy vào nhiều yếu tố, yếu tố dễ nhận ra nhất chính là bộ của của máy, người ta sẽ căn cứ vào số lượng nhân viên tại công ty là bao nhiêu, sau đó sẽ nhân 2 lần lên sẽ ra bộ nhớ cần thiết của máy chấm công. Lý do vì bộ nhớ của máy chấm công có thể cao hoặc thấp nhưng máy luôn hoạt động tốt nhất ở 50% bộ nhớ đầu tiên, khi qua ngưỡng từ 60 – 80% bộ nhớ thì máy sẽ hoạt động chậm đi và đến ngưỡng 100% bộ nhớ thì máy sẽ hoạt động rất chậm.

Câu hỏi 2: Phần mềm dùng cho máy chấm công tên gì? Mô tả vài tính năng cơ bản được không?

Trả lời: Một chiếc máy chấm công sẽ cực kỳ hữu ích khi nó có phần mềm chấm công đa dạng, thông minh và đơn giản dễ dùng. Tại công ty SmartID chúng tôi có nhiều loại phần mềm chấm công cho quý khách khi đến đây mua máy chấm công. Ngoài những phần mềm hãng như ZKTime.Net, ZKBioTime ra chúng tôi còn phát triển phần mềm riêng theo ngôn ngữ Tiếng Việt, các loại ca kíp theo phong cách của Việt Nam để phù hợp với đặc tính làm việc tại đây.

Một số phần mềm mà chúng tôi đang cung cấp hiện nay do Việt Nam tự phát triển như TAS ERP, Wise eye v5.1, Wise eye on39, Mitaco. Những phần mềm này được phát triển từ rất lâu và hiện nay người dùng vẫn còn thích, lâu lâu vẫn yêu cầu chúng tôi cung cấp cho phần mềm đó để họ sử dụng. Lý do chính là vì nó có đa dạng các loại ca làm việc, tăng ca, sắp xếp ca linh hoạt làm cho người dùng quản lý dễ dàng, theo dõi nhanh chóng cũng như xuất báo cáo chấm công cực kỳ nhanh, hỗ trợ cho họ làm việc đỡ mất công hơn.

Từ khi phần mềm chấm công ra đời, người dùng đã không còn phải tự tổng hợp bằng tay, tự nhập liệu vào file excel do tự mình tạo ra, tính toán các hàm cộng trừ nhân chia vô vị và đôi khi còn sai sót khi vô tình không cẩn thận. Hiện nay các phần mềm chấm công mà bên SmartID đang cung cấp có những tính năng cơ bản như sau:

Quản lý nhân sự mini: Phần mềm có phần khai báo họ tên, phòng ban, ảnh avatar, ngày tháng năm sinh, ngày vào làm, ngày hết hạn hợp đồng…Phần này cần phải khai báo để phần mềm hiểu được dấu vân tay đó là ai khi dữ liệu từ máy chấm công đổ về, ngoài ra nhân sự có thể vào đây để theo dõi những hồ sơ của nhân viên đó là mức độ cơ bản nhất, đủ để nắm được sơ yếu lý lịch của nhân viên đó.

Hỗ trợ quản lý dấu vân tay: Phần mềm cho phép quản lý quản lý các dấu vân tay của nhân viên, họ có thể chuyển dấu vân tay đó qua các máy chấm công khác trong trường hợp người dùng sử dụng nhiều máy chấm công ở nhiều nơi, như vậy dấu vân tay sẽ chỉ lấy 1 lần duy nhất thôi và sau đó sẽ được phần mềm copy chuyển qua các máy khác nhanh gọn.

Xuất báo cáo tổng hợp công theo tháng: Đây là báo cáo mà ai cũng cần đến, khi cuối tháng nhân sự chỉ cần thao tác tải dữ liệu từ máy chấm công về, sau đó vào phần báo cáo để chọn vào phần báo cáo chấm công tháng, ngay lập tức một file excel hiện ra với đầy đủ họ tên nhân viên, số công theo ngày, và cột cuối sẽ là tổng công theo tháng, nhân sự lúc này chỉ đơn giản dùng số công đó để mà tính lương thôi.

Xuất báo cáo đi trễ về sớm: Nếu có tính công tháng thì phải có phần đi trễ về sớm, công ty nào cũng phải có quy định về giờ giấc, ai đi trễ hoặc về sớm sẽ được liệt vào một báo cáo khác để nhân sự truy cứu trách nhiệm, đồng thời áp dụng quy chế thưởng phạt riêng cho từng cá nhân phạm phải.

Xuất báo cáo nghỉ phép: Sau khi đi trễ về sớm thì với những người nghỉ phép cũng cần phải được quản lý, nghỉ có phép hoặc nghỉ không phép, nghỉ vì thai sản hay nghỉ ốm, tất cả đều được quản lý chặt chẽ để nhân sự và ban lãnh đạo có thể theo dõi được sát xao tình hình làm việc của nhân viên trong công ty.

Bài tham khảo:

--> Những thắc mắc về máy chấm công khuôn mặt phần 1

SMARTID COMPANY

Tag