Đa phần các công ty phát triển phần mềm phục vụ cho giải pháp ứng dụng hiện nay rất thích dùng các loại đầu đọc thẻ có chuẩn kết nối RS232, tùy vào nhu cầu sử dụng thẻ gì mà họ sẽ tìm đến các loại đầu đọc thẻ tương ứng nhưng phải có chuẩn RS232 để giao tiếp.
Song song với các loại đầu đọc có chuẩn USB Virtual COM (gọi là COM ảo dưới hình thức cổng cắm USB, có tác dụng vừa cấp nguồn và vừa cấp thông tin), loại này có ưu điểm là chỉ cần 1 cổng USB của máy tính thôi là đủ, tuy nhiên nhược điểm là không thể dùng với khoảng cách xa được.
Tuy nhiên với cổng giao tiếp chuẩn RS232, thì khoảng cách giữa máy tính và thiết bị đọc thẻ có thể lên tới hơn 15 mét, dễ dàng hơn trong các bố trí mô hình hệ thống. Mặc khác, với các loại đầu đọc có chuẩn giao tiếp USB, hoặc USB Virtual COM thì thường là các thiết bị nhỏ gọn để bàn, nhưng trong một số giải pháp thực tế, người dùng cần loại có thể lắp đặt ở trên cao và có thể kết nối với máy tính hoặc một thiết bị ngoại vi nào đó thông qua cổng RS232 thì các chuẩn giao tiếp USB hoặc USB Virtual COM kia lại không đáp ứng được.
Đầu đọc thẻ UHF UHF201 – Chuẩn kết nối RS232
Chuẩn giao tiếp RS232 là gì?
Chuẩn giao tiếp RS-232 (Recommended Standard 232) là một chuẩn giao thức điện tử được sử dụng để truyền thông giữa các thiết bị điện tử, đặc biệt là giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi như máy in, modem, các thiết bị đọc thẻ từ…
Chuẩn RS-232 mô tả cấu trúc của các tín hiệu điện và giao thức truyền thông để đảm bảo truyền thông đáng tin cậy giữa các thiết bị. Một số đặc điểm quan trọng của RS-232 bao gồm cấu trúc dữ liệu ở dạng serial, sự sử dụng voltage dương và âm để biểu diễn dữ liệu, và cổng kết nối 9 chân (DB9) phổ biến. Tuy RS-232 thường được thay thế bởi các giao thức truyền thông hiện đại như USB, Ethernet và các giao thức không dây. Tuy nhiên, RS-232 vẫn được sử dụng trong một số ứng dụng công nghiệp và giải pháp kiểm soát trong việc kết nối thiết bị.
Một số ưu điểm của chuẩn giao tiếp RS232
- Khả năng chống nhiễu của các cổng nối tiếp cao
- Thiết bị ngoại vi có thể tháo lắp ngay cả khi máy tính đang hoạt động
- RS232 chủ yếu cung cấp thông tin, điện áp sẽ thông qua một cổng cấp nguồn khác nên sẽ đảm bảo dữ liệu được ổn định hơn
- Mức logic 1 có điện áp nằm trong khoảng -3V đến -12V
- Các lối vào phải có điện dung nhỏ hơn 2500pF.
- Trở kháng tải phải lớn hơn 3000 Ω nhưng phải nhỏ hơn 7000 Ω
- Độ dài của cáp nối giữa 2 thiết bị sử dụng chuẩn RS232 có thể lên đến 15 mét
- Các giá trị tốc độ truyền dữ liệu chuẩn hay dùng: 9600, 19200, 38400…. đến 115200 bps
Thông số chân RS232
RS232 phân ra 2 số chân chính là 9 chân (DB9) và 25 chân (DB25). Tuy nhiên thì với các thiết bị kiểm soát đọc thẻ hiện tại đa phần hãng sản xuất chuẩn RS232 9 chân, cho nên chúng ta sẽ chú trọng và tìm hiểu loại DB9. Các tín hiệu RS-232 được định nghĩa tại DTE, theo bảng sau (chỉ nói đến các tín hiệu của đầu nối 9 chân)
- Chân 1 : Data Carrier Detect (DCD) : Phát tín hiệu mang dữ liệu
- Chân 2: Receive Data (RxD) : Nhận dữ liệu
- Chân 3 : Transmit Data (TxD) : Truyền dữ liệu
- Chân 4 : Data Termial Ready (DTR) : Đầu cuối dữ liệu sẵn sàng được kích hoạt bởi bộ phận khi muốn truyền dữ liệu
- Chân 5 : Singal Ground ( SG) : Mass của tín hiệu
- Chân 6 : Data Set Ready (DSR) : Dữ liệu sẵn sàng, được kích hoạt bởi bộ truyền khi nó sẵn sàng nhận dữ liệu
- Chân 7 : Request to Send : yêu cầu gửi, bộ truyền đặt đường này lên mức hoạt động khi sẵn sàng truyền dữ liệu
- Chân 8 : Clear To Send (CTS) : Xóa để gửi, bộ nhận đặt đường này lên mức kích hoạt động để thông báo cho bộ truyền là nó sẵn sàng nhận tín hiệu
- Chân 9 : Ring Indicate (RI) : Báo chuông cho biết là bộ nhận đang nhận tín hiệu rung chuông
Tag